Thiết kế chiếu sáng lấy con người làm trung tâm (HCL): 5 nguyên tắc không thể bỏ qua

Th6
1. Tổng quan về chiếu sáng lấy con người làm trung tâm (HCL)
Đây là triết lý thiết kế ánh sáng ưu tiên cả nhu cầu thị giác lẫn tác động sinh học. Thay vì hệ thống đèn chiếu một mức sáng cố định, HCL liên tục điều chỉnh cường độ và màu sắc ánh sáng để mô phỏng quỹ đạo mặt trời: mát và rực rỡ vào buổi sáng, ấm dần khi chiều xuống. Từ đó, đồng bộ cơ thể với nhịp sinh học tự nhiên – yếu tố then chốt cho giấc ngủ, sự tỉnh táo và tinh thần thoải mái.
HCL trở thành xu hướng thiết kế chiếu sáng tất yếu, khi chúng ta dành đến 90% thời gian trong nhà. HCL hoạt động như một “chất dinh dưỡng ánh sáng”, đưa tín hiệu sáng-tối chuẩn xác cho cơ thể ngay cả khi con người ở trong một không gian khép kín.

Có 3 khía cạnh HCL cần đáp ứng để đảm bảo trải nghiệm toàn diện cho người sử dụng:
-
Sinh học (Biological/Non-visual): Điều hòa nhịp sinh học, cân bằng hormone melatonin – cortisol
-
Thị giác (Visual): Đảm bảo thị lực thoải mái, an toàn
-
Cảm xúc (Emotional): “Thổi hồn” cho không gian, gợi cảm giác dễ chịu, hứng khởi hoặc thư giãn
2. 05 nguyên tắc thiết kế chiếu sáng HCL cho không gian nhà ở
HCL ngày càng được ưu tiên áp dụng cho mọi không gian sống – đặc biệt là không gian nhà ở – nơi bạn thực hiện hầu hết mọi hoạt động sống. Có 5 nguyên tắc cần lưu ý khi thiết kế chiếu sáng HCL cho không gian nhà ở:
2.1. Tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên (Daylight Integration)

Ánh sáng mặt trời là “chuẩn mực vàng” cho nhịp sinh học – với phổ màu đầy đủ, cường độ lý tưởng cho nhịp sinh học con người. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên của HCL trong nhà ở là luôn khai thác tối đa ánh sáng tự nhiên, nhờ:
- Thiết kế kiến trúc thông minh: Ưu tiên cửa sổ lớn, ô kính sát trần, giếng trời và không gian mở để “kéo” ánh sáng sâu vào nhà. Ngoài ra cần xác định hướng nhà, bố trí phòng sinh hoạt chính ở mặt đón nắng dịu (đông – nam) để nhận đủ sáng buổi sáng, tránh nắng gắt buổi chiều
- Kịch bản chiếu sáng kết hợp ánh sáng tự nhiên & nhân tạo:
- Hệ thống chiếu sáng được cài đặt với nhiệt độ màu “mát” buổi sáng, “ấm” dần về chiều tối, mô phỏng hành trình mặt trời. Do đó, cơ thể con người nhận đủ tín hiệu sáng-tối chuẩn xác.
- Bạn cũng có thể sử dụng thêm cảm biến ánh sáng để cài đặt ngữ cảnh như: khi trời nắng, đèn tự giảm hoặc tắt; khi nhiều mây hay chiều tối, đèn tăng dần độ sáng.
2.2. Ánh sáng thay đổi linh hoạt (Dynamic Lighting)
-
Cường độ: Sáng mạnh ban ngày, dịu dần khi đêm xuống
-
Nhiệt độ màu: Ánh sáng lạnh 5000 – 6500K vào buổi sáng để “đánh thức” cơ thể, ánh sáng ấm 2700 – 3000K buổi tối để kích thích sản sinh melatonin
Bạn có thể cài đặt ngữ cảnh thay đổi ánh sáng tự động, hoặc cài đặt sẵn ngữ cảnh và điều chỉnh trên smartphone khi có nhu cầu. Hơn nữa, cũng tùy theo nhu cầu sử dụng từng khu vực mà lựa chọn đèn dimmable (thay đổi độ sáng) hoặc tunable white (thay đổi nhiệt độ màu) phù hợp.

2.3. Nguồn sáng tái tạo trung thực màu sắc vật thể (High Color Quality)
Màu sắc là “ngôn ngữ” quan trọng của nội thất, ẩm thực và cả làn da. Nếu ánh sáng không phản ánh đúng màu sắc vật thể, làm màu bị bạc đi, toàn bộ không gian sẽ mất sức sống. Vì vậy, thiết kế chiếu sáng HCL yêu cầu nguồn sáng có chỉ số hoàn màu cao (CRI >90) – giúp mọi chi tiết nội thất, món đồ trang trí có màu sắc sống động. Từ đó, tăng giá trị thẩm mỹ của không gian cũng như nâng niu cảm xúc gia chủ.

2.4. Kiểm soát hiện tượng chói lóa (Glare Control)

Thiết kế chiếu sáng cần giảm thiểu được hiện tượng chói lóa – một trong những yếu tố gây khó chịu nhất trong chiếu sáng, có thể dẫn đến mỏi mắt, đau đầu, giảm khả năng tập trung. Do đó, cần lưu ý:
- Lựa chọn đèn có chỉ số chói lóa (UGR) dưới 19
- Ưu tiên chiếu sáng gián tiếp (Indirect Lighting): Sử dụng kỹ thuật hắt sáng lên trần hoặc tường để tạo ra ánh sáng khuếch tán, mềm mại và không gây chói mắt
- Lựa chọn đèn chất lượng cao, chip LED hoạt động ổn định, có cấu trúc chóa đèn sâu (deep-recessed) để giảm độ chói trực tiếp
-
Bố trí đèn & nội thất hợp lý: Tránh lắp đèn ngay phía trên màn hình máy tính hoặc TV để không tạo ra các phản xạ gây khó chịu. Ngoài ra, cần hạn chế sử dụng vật liệu có độ bóng cao (bàn kính, gạch bóng) tại các khu vực làm việc để tránh phản xạ gián tiếp.
2.5. Chiếu sáng phân lớp (Light Layering)
-
Ánh sáng nền (Ambient): Lớp “khung” chiếu sáng toàn phòng, đảm bảo mọi ngóc ngách đều thấy rõ để di chuyển an toàn. Thường dùng downlight góc rộng, hắt trần hoặc đèn trang trí dịu mắt
-
Ánh sáng tác vụ (Task): Ánh sáng tập trung, cường độ mạnh hơn giúp nhìn rõ chi tiết, giảm mỏi mắt, thường dùng cho các hoạt động cụ thể: đèn bàn đọc sách, đèn dưới tủ bếp, đèn soi gương phòng tắm
-
Ánh sáng điểm nhấn (Accent): Thường sử dụng spotlight có góc chiếu đặc biệt cho tranh treo tường, đồ vật trang trí hay mảng tường có kết cấu đặc biệt, làm nổi bật vật thể và tăng chiều sâu thẩm mỹ
3. Lumi Lighting – Chiếu sáng lấy con người làm trung tâm, vì sức khỏe người dùng
Không nằm ngoài làn sóng chiếu sáng tập trung vào con người, Lumi Lighting, với định hướng “Chiếu sáng vì sức khỏe người dùng”, cung cấp các sản phẩm đèn sử dụng chip LED Bridgelux cao cấp, mô phỏng chân thực ánh sáng tự nhiên, không gây chói lóa, nhấp nháy. Sản phẩm cũng được cân đối các chỉ số UGR, SDCM để đảm bảo an toàn cho thị giác, tối ưu trải nghiệm sống.
Bộ sản phẩm đèn Lumi Lighting đa dạng mọi chủng lại, góc chiếu, nhiệt độ màu. Đặc biệt, tận dụng lợi thế sẵn có về IoT, Lumi tích hợp tác tính năng điều khiển thông minh cho thiết bị, cho phép người dùng thay đổi góc chiếu, cường độ ánh sáng, nhiệt độ màu, cho phép thiết lập đa dạng các kịch bản chiếu sáng theo thói quen sinh hoạt của gia đình & phù hợp với nhịp sinh học cơ thể.

Ngoài ra, Lumi Lighting có đội ngũ chuyên gia thiết kế chiếu sáng, đảm bảo ngôi nhà của bạn được hỗ trợ thiết kế chiếu sáng phù hợp, tiện nghi nhất; Hệ thống 150 nhà phân phối, đại lý trên khắp cả nước, sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn khách hàng mọi lúc.