Tìm hiểu thiết kế chiếu sáng trong nội-ngoại thất cao cấp A-Z

Ngày nay, song song cùng việc lựa chọn vật liệu, thiết kế chiếu sáng tại các công trình kiến trúc, nội thất được chú trọng và đầu tư rất nhiều, nhằm gia tăng giá trị thẩm mỹ, và khơi gợi bầu không khí cần thiết cho mỗi không gian. Vậy thiết kế chiếu sáng là gì? Cần đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chuẩn gì trong quá trình thiết kế để mang tới nguồn áng sáng chất lượng? Cùng Lumi lighting tìm hiểu thông tin đầy đủ trong bài chia sẻ dưới đây để có thêm những kiến thức bổ ích và lựa chọn được cách chiếu sáng phù hợp cho ngôi nhà của mình nhé. 

thiết kế chiếu sáng
Thiết kế chiếu sáng rất quan trọng trong nội-ngoại thất

1. Thiết kế chiếu sáng là gì?

  • Thiết kế chiếu sáng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế nội-ngoại thất nhằm đảm bảo công năng sử dụng và tăng hiệu ứng thị giác, cũng như cảm xúc của người khác nhau.
  • Do đó, thiết kế chiếu sáng không đơn thuần chỉ là chọn đèn rồi lắp đặt. Nó là cả quá trình từ lên ý tưởng, tính toán kỹ lưỡng, khoa học và chính xác từng loại chiếu sáng để mang tới nguồn ánh sáng tốt nhất cho mỗi không gian.
  • Việc tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn trong thiết kế ánh sáng sẽ giúp cải thiện chất lượng chiếu sáng, tiết kiệm chi phí và nâng cao tinh thần thư giãn thoải mái, hoặc giúp tăng hiệu suất công việc cho mọi người.
Thiết kế chiếu sáng là gì?
Thiết kế chiếu sáng là gì?

2. Nguyên tắc thiết kế chiếu sáng nội thất và ngoại thất

Do ngoại thất và nội thất có những đặc điểm và tính chất khác nhau. Vì vậy để đạt hiệu quả cao nhất trong chiếu sáng và có thể tôn lên các chi tiết nội thất hay kiến trúc, trong quá trình thiết kế chiếu sáng người thiết kế cần phải tuần thủ những nguyên tắc riêng biệt. 

2.1. Nguyên tắc thiết kế chiếu sáng nội thất

  • Không gian nội thất trong nhà bao gồm các khu vực chức năng khác nhau. Chính vì vậy đòi hỏi người thiết kế cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn riêng tại mỗi khu vực để vừa đảm bảo công năng, vừa nâng cao tính thẩm mỹ. 
  • Ví dụ tại phòng khách, thiết kế chiếu sáng ưu tiên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên để tạo khoảng lưu thông thoáng đạt cho căn phòng. Đồng thời giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả và ngôi nhà thêm gần gũi hơn với thiên nhiên.
  • Tùy thuộc vào từng loại hình nhà ở là căn hộ, nhà phố hay biệt thự sẽ có cách thiết kế chiếu sáng đèn hiệu ứng và các cách lấy ánh sáng tự nhiên khác nhau. 
thiết kế chiếu sáng nội thất
Thiết kế đảm bảo hài hòa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo
  • Cùng ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo được tính toán, lựa chọn kỹ lưỡng nhằm cung cấp nguồn ánh cần thiết, đáp ứng nhu cầu nhìn thấy, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra còn nhằm bổ trợ hiểu quả cho những gam màu, vật liệu nội thất để thể hiện được cá tính riêng của chủ nhà. 

Nhìn chung, khi thiết kế chiếu sáng nội thất trong nhà cần lưu ý các điểm sau:

  • Tính toán số lượng đèn cần thiết, hợp lý
  • Lựa chọn đèn chiếu sáng đúng chức năng, mục đích cần thiết 
  • Thiết kế ưu tiên lấy được ánh sáng tự nhiên cho các phòng chức năng
  • Tích hợp thiết kế chiếu sáng thông minh để có thể dễ dàng chiều chỉnh nhiệt độ ánh sáng phù hợp với từng ngữ cảnh và tiết kiệm điện năng hiệu quả
  • Ưu tiên thiết kế đèn điện chiếu sáng trong nhà phục vụ cho một công việc cụ thể thay vì chiếu sáng tổng thể

2.2. Nguyên tắc thiết kế ánh sáng ngoại thất

Thiết kế chiếu sáng ngoại thất ngoài chú trọng tới yếu tố thẩm mỹ, tạo cảnh quan thu hút cho ngôi nhà; khi thiết kế còn nhằm mục đích đảm bảo sinh hoạt thuận tiện và nâng cao an ninh cho ngôi nhà. Việc thiết kế ánh sáng ngoài trời không đơn giản như mọi người thường nghĩ mà cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Sân vườn bao gồm thành phần cầu thang, lối đi, thảm cỏ, tường,… với những đặc điểm khác nhau. Do đó, tại mỗi khu vực sẽ cần thiết kế chiếu sáng hiệu ứng ánh sáng khác nhau từ tính chất tới kỹ thuật chiếu sáng để tổng quan khu vườn luôn độc đáo và cuốn hút. 
  • Bởi vì thiết kế các thiết bị điện ngoài trời nên cần đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tiết kiệm điện năng tôi ưu. 
thiết kế chiếu sáng ngoài trời
Thiết kế hệ thống chiếu sáng sân vườn

3. Các phương pháp thiết kế chiếu sáng

Các phương pháp thiết kế chiếu sáng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Phương pháp sử dụng hệ số KSD: Phương pháp tạp chung vào 3 yếu tố kích thước, số lượng và địa điểm.
  • Phương pháp thiết kế theo từng điểm sáng: Đây là phương pháp sử dụng các nguồn sáng tập trung để tạo ra điểm nhấn và nổi bật trong không gian.
  • Phương pháp tính gần đúng: Trong thiết kế ánh sáng, phương pháp tính gần đúng được sử dụng để xác định các thông số ánh sáng một cách xấp xỉ; giúp đơn giản hoá quá trình tính toán.

4. Các tiêu chuẩn về nguồn sáng trong thiết kế hệ thống chiếu sáng

Bên cạnh chức năng để đáp ứng nhu cầu nhìn thấy và nâng cao tính thẩm mỹ, việc sử dụng đèn chiếu sáng cần phải đảm bảo tính an toàn và không gây ảnh hướng tới sức khỏe người dùng. Chính vì điều đó khi thiết kế chiếu sáng người thiết kế luôn phải tuân thủ các tiêu chuẩn của thông số nguồn sáng. Cụ thể: 

  • Độ rọi (lux-lm/m2): Mật độ năng lượng ánh sáng trên một đơn vị diện tích
  • Chỉ số hoàn màu (CRI): Phản ánh độ trung thực màu sắc của vật thể khi được nguồn sáng rọi vào. Chỉ số CRI của ánh sáng mặt trời có chỉ số hoàn màu cao nhất, Ra=100. Mức chỉ số hoàn màu hoàn hảo trong chiếu sáng nhân tạo là CRI> 90
  • Mật độ công xuất (W/m2): Tiêu chuẩn đo lường công suất phù hợp. Mật độ công suất quá cao sẽ gây lãng phí điện năng. 
  • Hệ số chống chói: Là mức độ phản chiếu của ánh sáng tới mắt. Nguồn sáng quá chói sẽ khiến mắt nhức mỏi, vè lâu dài gây suy giảm thị lực
CRI > 90 – Chỉ số hoàn màu hoàn hảo trong chiếu sáng nội thất

Trong thiết kế chiếu sáng người ta thường tính theo độ rọi của từng không gian, tham khảo một số quy định chiếu sáng hiện hành tại Việt Nam: 

  • Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà dân sinh
STT Không gian chức năng Độ rọi (lux) Độ đồng đều Chỉ số hoàn màu (CRI) Mật độ công suất (W/m2) Giới hạn hệ số chói lóa
1 Phòng khách ≥ 300 0,7 ≥ 80 ≤ 13 19
2 Phòng bếp ≥ 500 0,7 ≥ 80 ≤ 13 22
3 Phòng ngủ ≥ 100 0,7 ≥ 80 ≤ 8 19
4 Hành lang, ban công ≥ 100 0,5 ≥ 60 ≤ 7 20
5 Tầng hầm, khu để xe ≥ 70 0,5 ≥ 60 ≤ 7 10
  • Tiêu chuẩn chiếu sáng trường học
STT Không gian chức năng Độ rọi (lux) Độ đồng đều Chỉ số hoàn màu (CRI) Mật độ công suất (W/m2) Giới hạn hệ số chói lóa
1 Phòng học ≥ 300 0,7 ≥ 80 ≤ 13 19
2 Phòng thể chất ≥ 300 0,7 ≥ 80 ≤ 13 19
3 Phòng thực hành ≥ 500 0,7 ≥ 80 ≤ 13 19
4 Khu hiệu bộ ≥ 300 ≥ 80 ≤ 13 19
5 Phòng chờ ≥ 100 ≥ 80 ≤ 8 22

Lưu ý: Ngoài các tiêu chuẩn trên, khi thiết kế ánh sáng, người thiết kế còn cần chú ý tới nhiệt độ màu; tản nhiệt; khả năng tương thích với hệ thông điện hiện có; tiết kiệm điện năng và tùy chỉnh linh hoạt để đạt chiệu quả cao nhất trong chiếu sáng.

5. Quy trình thiết kế ánh sáng tiêu chuẩn

Muốn tạo được hệ thống ánh sáng không những đẹp mà còn nghệ thuật và tôn lên các chi tiết nội thất, ngoại thất, người thiết kế cần phải tuân thủ quy trình thiết kế chiếu sáng sau:

5.1. Khảo sát nhu cầu, sở thích, thói quen

  • Hoàn thiện thiết kế mặt bằng 2D của ngôi nhà
  • Xác định nhu cầu chiếu sáng tại mỗi khu vực chức năng: Chiếu sáng tổng thể, chiếu sáng chức năng hay chiếu sáng điểm nhấn,…
  • Xác định cảm xúc, bầu không khí cần thiết tại mỗi không gian

5.2. Thực hiện các bước tính toán thiết kế chiếu sáng

Cân đối chi phí thực hiện bao gồm:

  • Phí thiết kế
  • Chi phí thiết bị điện
  • Tiêu hao quá trình lắp đặt, bảo dưỡng
  • Mức độ tiêu hao điện năng của hệ thống ánh sáng

5.3. Dùng công thức tính toán thiết kế chiếu sáng

  • Tính toán số lượng đèn, số lượng các thiết bị và lựa chọn nguồn chiếu sáng phù hợp

5.4. Lên bản thiết kế chiếu sáng hoàn thiện và mô phỏng

  • Hoàn thiện bản thiết kế với đầy đủ các thông tin và ghi chú.
  • Thiết kế mô phỏng ánh sáng trông ngôi nhà

6. Tư vấn thiết kế chiếu sáng trong nhà

6.1. Thiết kế chiếu sáng cho căn hộ, chung cư

  • Khi thiết kế chiếu sáng cho căn hộ hoặc chung cư mọi người cần lưu ý một vài điểm sau:
  • Xác định đúng mục đích xử dụng của từng không gian để đảm bảo thiết kế ánh sáng phù hợp.
  • Tận dụng các nguồn ánh sáng tự nhiên để tạo ra một không gian sống thông thoáng và gần gũi với tự nhiên.
  • Lựa chọn ánh sáng chính xác từ màu sắc ánh sáng, chỉ số hoàn màu, độ rọi, độ chói…
  • Phân bố ánh sáng hợp lý cho từng không gian và chọn vị trí lắp đặt phù hợp với thói quen, sở thích và chế độ sinh hoạt.
Chiếu sáng cho căn hộ, chung cư
Chiếu sáng cho căn hộ, chung cư

6.2. Thiết kế chiếu sáng văn phòng

  • Văn phòng là nơi làm việc cần sự tập chung cao độ để mang lại hiệu quả công việc tốt. Chính vì vậy trong quá trình thiết kế cần lưu về:
  • Đảm bảo các tiêu chí chung về quy chuẩn, tiện nghi thị giác và tiêu chuẩn của sản phẩm lắp đặt.
  • Đảm bảo chỉ tiêu và chất lượng anhs áng như độ rọi, độ đồng đều, chỉ số hoàn màu mật độ công suất, giới hạn hệ số chói loá.
  • Cân nhắc kỹ về màu sắc ánh sáng, nên chọn ánh sáng trắng và cố gắng tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên của văn phòng.

6.3. Thiết kế chiếu sáng nhà thi đấu

  • Nhà thi đấu là không gian lớn nên cần chú ý nhất là về hiệu quả năng lượng và khả năng tiết kiệm chi phí.
  • Đảm bảo yêu cầu kĩ thuật về nhiệt độ màu từ 3300 – 5300K và chỉ số hoàn màu trên 80Ra; màu sắc ánh sáng nên chọn màu trắng để mang tính tập chun cao.
  • Chú ý góc và vị trí đặt đèn để người chơi không bị ảnh hưởng bởi độ chói của đèn.

6.4. Thiết kế ánh sáng phòng khách

  • Trong thiết kế ánh sáng phòng khách cần chú ý nhất là sử dụng hài hoà ánh sáng trực tiếp và ánh sáng gián tiếp.
  • Tạo không gian chiếu sáng linh hoạt với các hệ thống chiếu sáng thông minh để chỉnh ánh sáng phù hợp với từng mục đích và nhu cầu sử dụng.
  • Lựa chọn đèn trang trí đẹp mắt với tính thẩm mỹ cao giúp tăng vẻ sang trọng, trang nhã cho căn phòng.
Chiếu sáng phòng khách
Chiếu sáng phòng khách

6.5. Thiết kế chiếu sáng phòng bếp

  • Khi chiếu sáng phòng bên nên sử dụng ánh sáng tổng quan để dảm bảo ánh sáng đều, sáng rõ quan sát được tổng quan phòng bếp.
  • Tại vị trí nấu ăn cần tập chung ánh sáng vào các điểm hoạt động liên tục như bếp, bồn rửa bát.
  • Có thể xen kẽ thêm các mẫu ánh sáng trang trí để tạo không gian ăn uống lãng mạn vào những dịp đặc biệt.

6.7. Thiết kế chiếu sáng cho phong học

  • Trong thiết kế phòng học cần chọn ánh sáng tổng quan từ các mẫu đèn như tuýp, panel… vừa mang đến độ đồng đều tốt lại vừa tiết kiệm điện năng.
  • Đảm bảo độ chói và chỉ số hoàn màu của ánh sáng để không ảnh hưởng đến thị giác của người sử dụng,
  • Màu ánh sáng nên chọn màu ánh sáng trắng hoặc trắng ấm đề tạo cảm giác trang nhã và tăng cường sự tập chung.

7. Tư vấn thiết kế chiếu sáng ngoài trời

7.1. Thiết kế chiếu sáng công viên

  • Công viên là không gian công cộng vừa cần trong lành, đẹp mắt lại vừa phải an toàn, đảm bảo an ninh trật tự nên cần kết hợp hài hoà giữa ánh sáng tổng quan và ánh sáng tạo điểm nhấn.
  • Chọn ánh sáng chiếu sáng đường đi sáng rõ để đảm bảo an toàn cho người đi bộ, xe cộ và đảm bảo trật tự an ninh khi về khuya.
  • Chọn đèn LED để đảm bảo tiết kiệm điện năng và tăng tính thẩm mỹ cho các không gian trong công viên.

7.2. Thiết kế chiếu sáng hiệu ứng khu nghỉ dưỡng

  • Khu nghỉ dưỡng là nơi cần tạo ra cảm giác thư giãn, lãng mạn và độc đáo cho khách hàng nên chiếu sáng cảnh quan rất quan trọng.
  • Nên chọn những ánh sáng vàng hoặc màu sắc để tạo không gian thư giãn cũng như tăng vẻ đẹp vào ban đêm.
  • Ngoài ra cần chú ý thiết kế chiếu sáng cảnh quan cho các khu vực hồ bơi, suối nước hay đài phun nước để tạo hiệu ứng ánh sáng tốt nhất.
Chiếu sáng hiệu ứng cho một biệt thự nghỉ dưỡng
Chiếu sáng hiệu ứng cho một biệt thự nghỉ dưỡng

7.3. Thiết kế chiếu sáng đường phố

  • Chọn phương pháp chiếu sáng tổng quan với các cột đèn cao để đảm bảo ánh sáng đủ mạnh và phân phố đồng đều.
  • Tập chung chiếu sáng rõ vào các vị trí cho người đi bộ, góc cua để đảm bảo an toàn khi mọi người tham gia giao thông.

7.4. Thiết kế chiếu sáng cầu

Thiết kế chiếu sáng cầu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường an toàn và đẹp mắt cho người đi qua. Các yếu tố cần xem xét trong thiết kế chiếu sáng cầu bao gồm:

  • Chiếu sáng đủ mạnh: Đảm bảo ánh sáng đủ mạnh để người lái xe nhìn rõ và an toàn khi di chuyển trên cầu, đồng thời giúp giảm nguy cơ tai nạn giao thông.
  • Phân bố ánh sáng đồng đều: Tạo ra sự phân bố đồng đều của ánh sáng trên toàn bộ cầu, tránh tình trạng ánh sáng mạnh yếu không đều và gây mất tập trung cho người lái xe.
  • Tạo điểm nhấn: Sử dụng ánh sáng để tạo điểm nhấn và làm nổi bật kiến trúc của cầu, tạo thêm vẻ đẹp và sự thu hút cho công trình.
  • Khả năng chịu thời tiết: Sử dụng các loại đèn và vật liệu chịu thời tiết để đảm bảo sự bền bỉ và độ tin cậy trong mọi điều kiện thời tiết.

8. Một số giáo trình thiết kế chiếu sáng tham khảo

Bạn có thể tham khảo một số giáo trình thiết kế ánh sáng như:

  • Kỹ thuật chiếu sáng Dương Lan Hương
  • Thiết kế chiếu sáng với Dialux

9. Hướng dẫn thiết kế chiếu sáng bằng DiaLux

  • Bước 1: Truy cập trang chủ chính thức của Dialux và tải xuống phần mềm Dialux cùng với các plugin bộ đèn từ thương hiệu mà bạn muốn sử dụng trong tính toán.
  • Bước 2: Mở ứng dụng Dialux bằng cách nhấp vào biểu tượng Dialux và điền đầy đủ thông tin cần thiết trong giao diện.
  • Bước 3: Tiến hành thiết kế chiếu sáng trong Dialux theo hướng dẫn (có thể tham khảo các tài liệu hướng dẫn Dialux).
  • Bước 4: Xuất báo cáo kết quả thiết kế dưới dạng tệp PDF.

10. Công ty thiết kế chiếu sáng uy tín

  • Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị nhân thiết kế chiếu sáng tuy nhiên để đảm bảo về tính thẩm mỹ, tính tiện lợi và tích hợp được sự thông minh vào trong không gian của bạn thì Lumi Lighting là sự lựa chọn phù hợp nhất.
  • Đây là thương hiệu chiếu sáng thông minh uy tín với phương pháp chiếu sáng lấy con người làm trung tâm; đảm bảo mang đến những thiết kế ánh sáng chạm cảm xúc, đánh thức mọi giác quan.
  • Quy trình thiết kế của Lumi Smartl Lighting đều được các kỹ thuật viên nghiên cứu tỉ mỷ, tính toán kỹ lưỡng và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng. Từ đó mang đến trải nghiệm chiếu sáng hoàn hảo cho từng không gian.

Có thể thấy, để mang tới bản thiết kế chiếu sáng cao cấp và tối ưu không hề đơn giản. Nó là cả quy trình nghiên cứu, cân đối và tính toán kỹ lưỡng để đáp ứng các tiêu chí từ công năng tới thẩm mỹ và sức khỏe người dùng. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp quý bạn đọc có những ý tưởng bố trí chiếu sáng độc đáp và phù hợp với ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có kinh nghiệm thiết kế hệ thống chiếu sáng thông minh, hãy cân nhắc liên hệ tới các đơn vị chuyên thiết kế chiếu sáng để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Hiện tại Lumi đang cung cấp đa dạng các dòng sản phẩm chiểu sáng từ trong nhà tới ngoài trời, tham khảo ngày tại đây và liên hệ tới số hotline 0904.665.965 để được tư vấn chi tiết.

Để lại bình luận