Độ chói là gì? Độ chói kí hiệu là gì? A-Z về độ chói

Độ chói là gì?

Bên cạnh công suất, góc chiếu, chip LED, chỉ số hoàn màu, nhiệt độ màu,… độ chói là một trong những thông số kỹ thuật luôn được quan tâm hàng đầu khi lựa chọn đèn chiếu sáng. Vậy độ chói là gì? Độ chói và độ rọi có điểm gì giống và khác nhau? Hãy cùng Lumi Lighting tìm hiểu từ A-Z thông tin về độ chói trong bài viết dưới đây?

1. Độ chói là gì?

1.1. Độ chói của ánh sáng là gì?

  • Độ chói là khả năng bức xạ ánh sáng từ một nguồn sáng có thể gây chói đối với mắt, đây là đại lượng quang học dẫn xuất, và được xác định bằng cường độ sáng trên một đơn vị diện tích theo hướng cụ thể. 
  • Trong cuộc sống hàng ngày, độ chói của ánh sáng được biểu hiện thông qua việc chúng ta nhìn vào bóng đèn đang phát sáng, mặt trời, đống lửa,… sẽ cảm thấy bị chói và lóa mắt.
  • Thực tế cho thấy, độ chói giúp chúng ta ước lượng ánh sáng mà chúng ta có thể cảm nhận được. 
Độ chói là gì?
Độ chói là gì?

1.2. Độ chói gây lóa mắt là gì?

  • Độ chói lớn nhất gây ra hiện tượng lóa mắt là mặt trời với độ chói là 170.000 cd/m2.
  • Ngoài ra, khi mắt người tiếp nhận nguồn sáng có độ chói cao hơn khả năng thích ứng của mắt thì đều gây ra hiện tượng lóa mắt.
  • Người dùng có thể tham khảo thông số về độ chói của một số nguồn sáng thông dụng:
Nguồn sáng Độ chói (cd/m2)
Bề mặt mặt trăng 2.500 cd/m2
Bầu trời trong xanh 1.500 cd/m2
Bầu trời xám 1.000 cd/m2
Đèn sợi đốt 100W 6.000 cd/m2
Đèn huỳnh quang 40W 7.000 cd/m2
Giấy trắng với độ rọi 400lx 80 cd/m2
Mặt đường 1-2 cd/m2

2. Kí hiệu độ chói của nguồn sáng

  • Độ chói của nguồn sáng có kí hiệu là Lv.
  • Theo đơn vị SI, để đo lường độ chói, người ta sử dụng đơn vị cd/m2 (candela/mét vuông).

3. Công thức tính độ chói

Độ chói được kí hiệu là L. Công thức tính toán độ chói như sau:

L=E/S

Trong đó: 

  • L là độ chói
  • E là độ rọi
  • S là diện tích chiếu sáng

4. Khác biệt giữa độ chói và độ rọi

Độ chói và độ rọi là hai khái niệm đặc trưng trong lĩnh vực chiếu sáng, có liên quan đến cường độ sáng và độ chiếu sáng, nhưng dễ gây hiểu lầm cho người dùng. Bạn có thể phân biệt 2 đại lượng này qua bảng so sánh dưới đây:

Độ chói Độ rọi
Mắt người có thể nhìn thấy Mắt người không nhìn thấy
Giá trị của độ chói thay đổi theo khả năng phản xạ ánh sáng của bề mặt. Giá trị của độ rọi thay đổi theo khoảng cách giữa bộ phát sáng với bề mặt được chiếu sáng.
Xác định bằng cách đo ánh sáng phản xạ từ bề mặt. Xác định bằng cách đo ánh sáng chiếu vào bề mặt.
Phụ thuộc vào bề mặt. Không phụ thuộc vào bề mặt.
Phụ thuộc vào số lượng, góc và hướng chiều của nguồn sáng (theo hướng nhất định). Không phụ thuộc vào số lượng, góc hoặc hướng chiếu của các nguồn sáng (có thể chiếu sáng theo nhiều hướng khác nhau).

5. Một số định nghĩa liên quan khác

5.1. Độ rọi là gì?

Độ rọi là gì?
Độ rọi là gì?
  • Độ rọi hay còn được gọi là độ chiếu sáng với tên tiếng Anh là illuminance. Đây là đơn vị thể hiện mật độ ánh sáng tính trên 1 đơn vị diện tích là mét vuông.
  • Khi một vật thể được một chùm tia sáng chiếu vào sẽ thể hiện được độ rọi mạnh hay yếu của nguồn sáng. Công thức tính độ rọi phụ thuộc vào yếu tố quang thông và diện tích chiếu sáng. Cụ thể:  E= Φ/S.
  • Độ rọi và sự phân bố độ rọi trong không gian sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến thị giác nên người dùng cần có sự điều chỉnh độ rọi bằng cách lựa chọn các thiết bị chiếu sáng có độ rọi phù hợp.

5.2. Quang thông là gì?

Quang thông là gì?
Quang thông là gì?
  • Quang thông của một nguồn sáng được hiểu đơn giản là lượng ánh sáng nhìn thấy do nguồn sáng đó phát ra theo mọi hướng bất kỳ.
  • Quang thông được xác định bằng tổng lượng ánh sáng phát ra từ nguồn sáng.
  • Để tính quang thông, người dùng cần xác định được các thông số về độ sáng của nguồn sáng và diện tích của vật thể được chiếu sáng.
  • Đơn vị đo của quang thông – lumen (lm). Các thiết bị đèn có công suất càng lớn thì quang thông phát ra sẽ càng cao nên người dùng có thể cân nhắc để lựa chọn mẫu đèn phù hợp với nhu cầu.

Qua bài viết trên, có thể thấy rằng, các thiết bị chiếu sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đặc biệt là mắt của người dùng. Vì vậy, người tiêu dùng cần lựa chọn cho gia đình mình những thiết bị chiếu sáng có độ chói và độ rọi phù hợp, để đảm bảo an toàn cho thị giác. Bạn có thể tham khảo dòng sản phẩm đèn LED downlight, đèn LED spotlight, đèn gắn tường, đèn ngoài trời,… nằm trong bộ giải pháp chiếu sáng của Lumi Lighting.

Lumi Lighting luôn cam kết mang tới các thiết bị đèn có hiệu quả chiếu sáng và thẩm mỹ cao, đồng thời an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Để được trải nghiệm một không gian chiếu sáng sang trọng, đẳng cấp và toàn diện, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0904 665 965.

Để lại bình luận