Chiếu sáng thông minh là gì? TOP 7 lợi ích của Smart Lighting nên biết
Th11
Chiếu sáng thông minh hay smart lighting là một hệ thống chiếu sáng hiện đại được điều khiển và quản lý thông qua smartphone. Hệ thống này cho phép người dùng điều chỉnh màu sắc, độ sáng và lịch trình chiếu sáng theo nhu cầu. Vậy hệ thống này gồm những gì? Chúng hoạt động ra sao và khác biệt với hệ thống chiếu sáng truyền thống như thế nào? Hãy cùng Lumi bắt đầu tìm hiểu về smart lighting để tối ưu cho ngôi nhà của gia đình bạn.
1. Chiếu sáng thông minh là gì?
1.1. Khái niệm
- Chiếu sáng thông minh (smart lighting) là một hệ thống sử dụng các thiết bị điện thông minh như đèn thông minh, công tắc thông minh hay cảm biến thông minh. Hệ thống này có khả năng cảm nhận và tương tác với môi trường, người dùng và các thiết bị thông minh khác.
- Hệ thống chiếu sáng thông minh thường hoạt động dựa trên kết nối không dây và các thiết bị trong đó được trang bị phần mềm kết nối với ứng dụng di động và trợ lý ảo.
- Với tính năng tích hợp IoT, người dùng có khả năng dễ dàng điều khiển các nguồn sáng ngay cả khi không ở nhà, thông qua app trên smartphone hoặc thông qua giọng nói.
1.2. Tên các hệ thống chiếu sáng thông minh thường thấy
Một số các hệ thống chiếu sáng thông minh được ứng dụng trong đời sống thường thấy như:
- Chiếu sáng trong nhà
- Chiếu sáng công cộng
- Chiếu sáng ô tô thông minh
- Hệ thống đèn chiếu sáng thông minh văn phòng
- Hệ thống chiếu sáng toà nhà
2. Lợi ích của Smart Lighting
Chiếu sáng thông minh mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho người sử dụng. Dưới đây là một số tiện ích phổ biến của hệ thống chiếu sáng thông minh:
2.1. Dễ dàng điều chỉnh độ sáng
- Khi làm việc, bạn muốn ánh sáng trắng và lạnh để kích thích sự tập trung, còn vào bữa tối, ánh sáng vàng dịu nhẹ và ấm áp tạo không gian thư giãn, bữa ăn ngon miệng hơn?
- Bạn có thể ngồi ngay tại sofa và điều khiển trên smartphone, cả không gian sẽ thay đổi nhiệt độ màu theo mong muốn của bạn.
2.2. Tiết kiệm điện năng
- Bóng đèn LED thông minh có tuổi thọ cao hơn nhiều và tạo ra ít nhiệt hơn bóng đèn huỳnh quang, do đó sử dụng ít năng lượng hơn.
- Bên cạnh đó, khi kết hợp với các kịch bản smarthome, hệ thống đèn tự động tắt khi không có người sử dụng.
- Người dùng cũng có thể tắt đèn từ xa các đèn chiếu sáng thông minh, giảm thiểu tình trạng lãng phí khi quên tắt đèn mỗi lần ra khỏi nhà.
2.3. Trải nghiệm công nghệ theo cách hiện đại nhất
- Hãy tưởng tượng, mỗi khi bạn mở cửa bước vào nhà, toàn bộ đèn phòng khách sẽ bật để chào đón bạn.
- Vào mỗi bữa tiệc tối lãng mạn, chỉ cần một câu lệnh “Bật đèn tiệc tối” và nhóm đèn sẽ sáng tập trung vào bàn tiệc của bạn, tạo không gian riêng tư và tràn đầy cảm xúc.
- Bạn có thể loại bỏ hết các công tắc và điều khiển từ xa, thay vào đó là chiếc smartphone và công tắc cảnh nhỏ gọn, sang trọng.
2.4. Nâng tầm không gian, tăng giá trị cảm xúc
- Không chỉ tập trung vào công năng thông dụng, các dòng đèn thông minh cao cấp hiện nay còn chú trọng vào thiết kế kiểu dáng sản phẩm để có thể trở thành một phụ kiện trang trí, nâng tầm nội thất.
- Với khả năng điều chỉnh màu sắc linh hoạt, chiếu sáng thông minh giúp “đánh thức giác quan” của gia chủ và làm nổi bật các chi tiết nghệ thuật trong ngôi nhà.
2.5. An ninh và an toàn
- Kết hợp với hệ thống an ninh thông minh như camera giám sát hay AI Camera Hub, ngôi nhà của bạn sẽ trở nên an toàn hơn.
- Ngay khi camera phát hiện có xâm nhập trái phép, đèn ngoài sân tự động bật lên, còi hú, rèm mở nhằm “đuổi trộm” tức thì.
2.6. Nâng cao sức khỏe
- Hệ thống chiếu sáng thông minh sử dụng đèn ứng dụng công nghệ HCL (Human Centric Lighting), ánh sáng thậm chí còn tự động điều chỉnh.
- Ánh sáng trong nhà bạn sẽ mô phỏng ánh mặt trời để điều hòa nhịp sinh học trong cơ thể; giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân trong gia đình.
3. Hệ thống chiếu sáng thông minh trong nhà bao gồm những gì?
- Một hệ thống cơ bản bao gồm bộ điều khiển trung tâm (Home Controller) hay bộ điều khiển chiếu sáng thông minh. Các bóng đèn chiếu sáng thông minh được gắn phần mềm kết nối với bộ điều khiển chiếu sáng thông minh.
- Về thiết bị điều khiển, người dùng cần có một ứng dụng trên smartphone có thể đồng bộ dữ liệu với hệ thống, loa thông minh và công tắc.
- Và tất nhiên, hệ thống không thể thiếu internet và BLE để kết nối các thiết bị.
- Với khả năng kết nối mở rộng, người dùng có thể thiết lập bộ giải pháp chiếu sáng thông minh theo nhu cầu cá nhân. Khi đó, bộ giải pháp có thể bao gồm cảm biến chuyển động, cảm biến cửa hay các thiết bị thông minh khác.
4. Lựa chọn thiết bị chiếu sáng thông minh phù hợp với không gian
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giải pháp smart lighting đa dạng, với ưu nhược điểm khác nhau.
- Người dùng khi có nhu cầu nâng cấp hệ thống đèn trong nhà đôi khi gặp khó khăn trong việc lựa chọn chủng loại phù hợp với gia đình.
- Tuỳ thuộc vào từng thông gian mà người dùng nên lựa chọn các thiết bị khác nhau, sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế:
4.1. Chiếu sáng phòng khách
- Với phòng khách việc chiếu sáng thông minh cho các khu vực nội thất và ngoại thất, phục vụ cho các hoạt động thường ngày tại phòng khách như: xem Tv, quây quần cùng gia đình,…
- Một hệ thống chiếu sáng công năng gồm các thiết bị chiếu sáng thông minh như đèn downlight, spotlight, đèn thả có thể thỏa mãn được nhu cầu này.
4.2. Chiếu sáng thông minh làm nổi bật điểm nhấn nghệ thuật
- Ở nhu cầu chiếu sáng cao cấp hơn, không gian sống cần có sự đan xen khéo léo giữa các lớp ánh sáng để gây ấn tượng về thị giác cũng như tạo cảm xúc cho gia chủ.
- Trong đó, quá trình thiết kế chiếu sáng đóng vai trò quan trọng không thua kém thiết kế nội thất. Thậm chí nó còn có vai trò quyết định vẻ đẹp của ngôi nhà và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của các thành viên trong gia đình.
- Đồng thời, đèn trang trí được chú trọng hơn về kiểu dáng bên ngoài và độ sắc nét của ánh sáng. Một số mẫu đèn phù hợp như: đèn gắn tường, đèn ốp trần, đèn âm trần…
- Không khó để tìm kiếm các giải pháp smart lighting tại Việt Nam hiện nay, chi phí và chất lượng sản phẩm nằm ở nhiều phân khúc đem lại nhiều lựa chọn.
- Bên cạnh các thương hiệu nước ngoài, các sản phẩm đến từ thương hiệu Việt cũng phong phú về mẫu mã và đảm bảo chất lượng không thua kém hàng ngoại nhập.
- Bộ sưu tập Lumi Lighting của Nhà thông minh Lumi sẽ là giải pháp bạn không nên bỏ lỡ khi cân nhắc sử dụng chiếu sáng thông minh.
4.3. Chiếu sáng cho phòng ngủ
- Đối với phòng ngủ việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng thông minh là vô cùng tiện lợi. Bạn có thói quen trước khi đi ngủ đọc sách có thể chuyển chế độ đèn bàn và khi đi ngủ sẽ tắt đèn với chiếc điện thoại.
- Bạn sẽ không cần đứng dậy, ra tìm công tắc sau đó tắt đèn mới có thể đi ngủ. Đối với phòng ngủ bạn có thể chọn một số dòng đèn như: đèn gắn tường, đèn downlight để lắp đặt là rất phù hợp.
4.4. Chiếu sáng cho phòng bếp
- Phòng bếp là nơi cả gia đình quây quần cùng nhau ăn cơm; vì vậy ánh sáng trong không gian phòng bếp là rất quan trọng.
- Độ rọi phòng bếp cần đạt tiêu chuẩn để việc nấu ăn tiện lợi và giúp người dùng có thể thấy chuẩn màu sắc của mỗi món ăn.
- Lựa chọn giải pháp chiếu sáng thông minh phòng bếp sẽ giúp căn bếp của bạn trở lên sang trọng và hiện đại hơn rất nhiều.
- Để lấy ánh sáng cho nhà bếp chuẩn nhất mọi người nên chọn các dòng đèn như: đèn thả, đèn spotlight hoặc đèn downlight để cho hiệu quả chiếu sáng tốt nhất.
4.5. Chiếu sáng cho phòng tắm
- Đối với phòng tắm ánh sáng cần đáp ứng nhu cầu tâm lý của người dùng; lúc thì cần thư giãn, lúc cần lãng mạn… vậy nên lắp đặt các mẫu đèn thông minh có thể thay đổi màu ánh sáng cũng rất phù hợp.
- Đèn lắp đặt trong không gian này cần đảm bảo IP cao để có thể chống ẩm, chống nước. Vì vậy sự lựa chọn tốt nhất là đèn gắn nổi, đèn downlight,…
5. Ứng dụng hệ thống chiếu nhà sáng thông minh
Ứng dụng của chiếu sáng thông minh vô cùng đa dạng bởi đây là giải pháp hiện đại và dễ dàng lắp đặt cho nhiều không gian. Đặc biệt với ứng dụng iot trong hệ thống chiếu sáng thông minh sẽ giúp người dùng thao tác tiện lợi hơn rất nhiều. Cụ thể:
- Nhà ở: Hệ thống chiếu sáng thông minh có thể được lắp đặt trong các căn hộ, nhà riêng và biệt thự, mang lại sự tiện ích và tiết kiệm năng lượng.
- Văn phòng: Trong môi trường văn phòng, chiếu sáng thông minh cung cấp ánh sáng tối ưu cho công việc, tạo ra môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả.
- Công nghiệp: Các khu vực công nghiệp và nhà máy cũng có thể sử dụng chiếu sáng thông minh để tăng cường an toàn và hiệu suất làm việc.
- Khách sạn và nhà hàng: Hệ thống chiếu sáng thông minh giúp tạo ra không gian sang trọng và tinh tế, tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
- Công cộng: Trong các khu vực công cộng như bệnh viện, trường học, sân bay hay trung tâm thương mại, chiếu sáng thông minh; giúp tối ưu hóa ánh sáng và quản lý năng lượng một cách hiệu quả.
6. Báo giá chiếu sáng thông minh
Dưới đây là bảng báo giá chiếu sáng thông minh chi tiết với giá của các thiết bị chiếu sáng thông minh và chưa bao gồm công lắp đặt:
Tên thiết bị | Giá (vnđ) |
Đèn thông minh | 572.000 – 4.180.000 |
Bộ điều khiển trung tâm (HC) | 1.320.000 – 2.585.000 |
Công tắc thông minh | 1.650.000 – 2.585.000 |
Cảm biến thông minh | 1.265.000 – 1.650.000 |
Trên đây là những thông tin chi tiết giúp giải đáp thắc mắc chiếu sáng thông minh là gì? Liên hệ ngay hotline để trải nghiệm giải pháp smart lighting với những ưu đãi hấp dẫn nhất. Hotline: 0904 665 965.