Nhiệt độ màu là gì? Nhiệt độ màu nào tốt cho mắt?
Th11
Khi lựa chọn các thiết bị chiếu sáng, bên cạnh yếu tố về nguồn gốc thương hiệu, giá thành, kiểu dáng,… các thông tin về kỹ thuật, trong đó có nhiệt độ màu là một trong những thông số quan trọng được nhiều người quan tâm đặc biệt. Bởi nhiệt độ màu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chiếu sáng, thẩm mỹ không gian và cảm xúc của con người. Vậy nhiệt độ màu là gì và làm sao để lựa chọn các thiết bị chiếu sáng có nhiệt độ màu tốt nhất cho mắt? Hãy cùng Lumi Lighting tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
1. Nhiệt độ màu là gì?
1.1. Khái niệm nhiệt độ màu
- Nhiệt độ màu (Correlated Color Temperature) là một thuật ngữ được sử dụng để thể hiện màu sắc ánh sáng của một nguồn sáng. Đại lượng này giúp xác định được độ ấm hay lạnh của nguồn sáng và được đánh giá dựa trên quang phổ của ánh sáng.
- Nhiệt độ màu được đo bằng đơn vị Kelvin (K) và thường được biểu thị trên thang đo nhiệt độ màu. Các giá trị nhiệt độ màu khác nhau sẽ tạo ra màu sắc khác nhau.
- Nhiệt độ màu thấp (khoảng 2700K – 3000K) sẽ tạo ra ánh sáng vàng ấm.
- Nhiệt độ màu cao hơn (khoảng 5000K – 6500K) sẽ cho ánh sáng trắng tự nhiên.
1.2. Nhiệt độ màu của đèn
- Nhiệt độ màu của đèn là tiêu chí quan trọng giúp người dùng chọn đèn chiếu sáng phù hợp cho từng không gian và từng đồ vật trong phòng.
- Nhiệt độ màu của đèn còn tác động tới cảm xúc và tâm trạng của con người khi trải nghiệm không gian được chiếu sáng. Cụ thể:
- Ánh sáng ấm có thể tạo ra cảm giác em dịu và thư thái.
- Ánh sáng trắng và xanh nhạt hơn giúp tạo cảm giác tỉnh táo và tăng cường sự tập trung.
- Dưới đây là bảng nhiệt độ màu tham khảo của các dòng đèn chiếu sáng:
Đèn chiếu sáng | Nhiệt độ màu |
Đèn dầu | 1000K |
Đèn Wolfram | 2000K |
Đèn sợi đốt | 2500K |
Đèn huỳnh quang | 4000K |
Đèn LED | 2700K – 6700K |
1.3. Nhiệt độ màu ánh sáng mặt trời
Nhiệt độ màu ánh sáng mặt trời giúp đo lường màu sắc ánh sáng mặt trời tại các thời điểm khác nhau trong ngày. Nhiệt độ ánh sáng mặt trời thường dao động từ 2000K đến 5500K và có thể thay đổi theo điều kiện thời tiết, vị trí địa lý. Cụ thể:
- Ánh sáng mặt trời vào ban ngày thường có nhiệt độ màu trung bình là 5000K.
- Tại thời điểm mặt trời lên thiên đỉnh, nhiệt độ màu của ánh sáng mặt trời ở mức cao nhất là 5500K.
- Khi bình minh hoặc hoàng hôn thì nhiệt độ màu của ánh sáng mặt trời sẽ giảm xuống mức 2000K đến 3000K, tạo ánh sáng vàng ấm.
1.4. Nhiệt độ màu trong máy ảnh
- Nhiệt độ màu trong máy ảnh là đại diện cho các màu sắc của ánh sáng từ ấm (màu vàng đỏ) cho đến ánh sáng lạnh (màu xanh nhạt).
- Khi sử dụng máy ảnh, người dùng có thể thay đổi nhiệt độ màu để tạo ra các hiệu ứng màu sắc khác nhau và phù hợp với từng điều kiện ánh sáng.
- Các lựa chọn nhiệt độ màu phụ thuộc vào từng loại máy ảnh đang sử dụng. Thông thường, nhiệt độ màu khi chụp ảnh sẽ cho chất lượng ánh sáng cao nhất ở mức 5500K, tương đương với nhiệt độ ánh sáng vào ban ngày.
- Để có chất lượng ánh sáng tốt nhất và phù hợp với khu vực cần chụp, người dùng khi chụp ảnh không nên để nhiệt độ màu quá cao hoặc quá thấp sẽ làm cháy ảnh hoặc ảnh bị lóa.
2. Màu sắc ánh sáng đèn phụ thuộc vào yếu tố nào?
Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến màu sắc ánh sáng đèn, cụ thể:
- Nhiệt độ màu: nhiệt độ màu thể hiện mức độ “nóng” (1000K – 3500K) hoặc “lạnh” (5000K – 6700K) của màu sắc ánh sáng.
- Độ phân giải màu: là số lượng các màu khác nhau mà một hình ảnh có thể hiển thị. Độ phân giải màu càng cao, các chi tiết, hình ảnh sẽ có độ nét vào màu sắc gần với thực tế nhất.
3. Phân loại nhiệt độ màu
3.1. Ánh sáng ấm
- Ánh sáng ấm là loại ánh sáng có mức nhiệt từ 1000K đến dưới 3500K.
- Ở nhiệt độ này, ánh sáng thường mang những màu ấm phổ biến như: đỏ, cam, vàng mang đến cảm giác dịu nhẹ, thư thái và ấm áp cho không gian.
3.2. Ánh sáng trung tính
- Ánh sáng trung tính thường có nhiệt độ màu dao động ở mức từ 3500K đến dưới 5300K.
- Nhiệt độ màu nằm giữa màu sắc “trắng ấm” và “trắng lạnh” trong thang đo Kelvin.
- Đây là nhiệt độ màu thể hiện chính xác nhất màu sắc ánh sáng mặt trời, tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái cho con người.
3.3. Ánh sáng lạnh
- Ở mức nhiệt độ này, người dùng có thể nhìn sự vật một cách rõ ràng và sắc nét hơn.
- Lưu ý: Mức nhiệt độ màu được sử dụng phổ biến hơn cả là từ lớn hơn 5300K – 6700K, còn ánh sáng có nhiệt độ màu lớn hơn khoảng này sẽ gây chói mắt và ảnh hưởng đến thị giác.
4. Bảng nhiệt độ màu đèn LED
Bảng nhiệt độ màu đèn LED là bảng liệt kê các giá trị nhiệt độ màu tương ứng với từng màu sắc ánh sáng mà đèn LED phát ra. Cụ thể:
- Nhiệt độ màu dưới 2000K: ánh sáng màu vàng đỏ, phù hợp cho những khu vực cần ánh sáng mờ.
- Từ 2000K – 3000K: ánh sáng vàng ấm, tương tự như ánh sáng của đèn truyền thống, phù hợp với phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ.
- Từ 3100K – 4500K: ánh sáng trung tính, tạo ra ánh sáng tự nhiên, không quá ấm hoặc quá lạnh, thường được sử dụng cho không gian phòng bếp, phòng làm việc.
- Từ 4600K – 6500K: đèn LED tạo ra ánh sáng màu trắng xanh, có khả năng phát quang cao với màu sắc nét và sáng hơn. Vì vậy nó phù hợp với các không gian trưng bày, cần tạo điểm nhấn, thu hút sự chú ý rộng; hoặc lắp ở các không gian rộng như: văn phòng, siêu thị, trường học, bệnh viện.
- Trên 6500K: ánh sáng trắng xanh thường dùng cho nhà xưởng, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.
5. Nhiệt độ màu nào tốt cho mắt?
- Nhiệt độ màu của ánh sáng có ảnh hưởng đến thị giác của con người và chỉ số này còn phụ thuộc vào các yếu tố như môi trường, cường độ ánh sáng,…
- Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nhiệt độ màu tốt cho mắt thường là nhiệt độ màu ấm hoặc trung tính.
- Ánh sáng màu vàng ấm (nhiệt độ màu từ khoảng 2700K đến 3500K) là ánh sáng dễ chịu và an toàn cho mắt. Các thiết bị đèn ở nhiệt độ màu này tạo ra ánh sáng dịu nhẹ, không gây chói và giúp mắt cảm thấy thoải mái trong điều kiện ánh sáng thấp.
- Nhiệt độ màu trung tính (từ khoảng 3500K đến 4500K) cũng là nhiệt độ an toàn cho mắt. Ánh sáng màu trắng tự nhiên này không quá ấm hoặc lạnh, không gây căng thẳng cho mắt và thích hợp cho các hoạt động hàng ngày.
- Tuy nhiên, thị giác của mỗi người sẽ có khả năng thích ứng với từng nhiệt độ màu ánh sáng khác nhau. Vì vậy, người dùng cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để được tư vấn lựa chọn thiết bị chiếu sáng có dải ánh sáng phù hợp.
6. Đèn thay đổi nhiệt độ màu tốt cho mắt
- Đèn thay đổi nhiệt độ màu là các thiết bị chiếu sáng có khả năng thay đổi màu sắc một cách linh hoạt, phù hợp với từng ngữ cảnh và nhu cầu của người dùng.
- Với đèn thay đổi nhiệt độ màu, người dùng có thể được trải nghiệm nhiều màu sắc ánh sáng khác nhau và tùy chỉnh ánh sáng phù hợp với khả năng thích ứng của thị giác.
- Vì vậy, khi chọn đèn thay đổi nhiệt độ màu, người dùng hãy lưu ý tìm hiểu về các sản phẩm cũng như thương hiệu và chất lượng chiếu sáng của đèn.
- Hiện nay, Lumi Lighting là một trong những đơn vị dẫn đầu sản xuất và phân phối các mẫu đèn có nhiệt độ màu thay đổi linh hoạt từ 2700K – 6500K.
- Đặc biệt đèn khi tích hợp thêm drive của Lumi còn dễ dàng bật/tắt từ xa và thiết lập các kịch bản chiếu sáng nghệ thuật qua smartphone.
- Một số mẫu đèn thay đổi nhiệt độ màu tốt cho mắt tiêu biểu như:
- Đèn spotlight âm trần 15W
- Đèn LED dây 16 triệu màu
- Đèn spotlight Tunable White 12W
- Đèn mini spotlight 10W
- Đèn spotlight xoay góc
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc chi tiết về nhiệt độ màu là gì, bảng nhiệt độ màu và các thiết bị đèn LED an toàn cho thị giác. Lumi Lighting hy vọng rằng, bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ nhiệt độ màu để từ đó lựa chọn được thiết bị chiếu sáng phù hợp cho gia đình của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc về các thông tin trên, bạn hãy vui lòng liên hệ qua hotline: 0904 665 965 để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất!