5 đặc điểm của hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà cần biết

Hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà

Hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà thông minh là một phần quan trọng của ngôi nhà hiện đại 4.0; không chỉ mang lại ánh sáng đầy cảm xúc mà còn mang tính tiện nghi và tính thẩm mỹ cao cho không gian. Hệ thống này sử dụng các bóng đèn thông minh, các thiết bị thông minh được tích hợp công nghệ hiện đại, để tạo hệ thống ánh sáng linh hoạt và thông minh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà thông minh, cách nó hoạt động và những lợi ích mà nó mang lại cho cuộc sống hàng ngày.

1. Hệ thống chiếu sáng là gì?

1.1. Hệ thống chiếu sáng là gì?

  • Hệ thống chiếu sáng là tập hợp các thiết bị điện được sắp xếp để tạo ánh sáng trong một không gian cụ thể. Hệ thống này có thể bao gồm các loại đèn và thiết bị điện tử để tạo ra ánh sáng phục vụ các mục đích khác nhau như: chiếu sáng chung, trang trí hoặc tạo điểm nhấn.
  • Hệ thống chiếu sáng có thể được điều khiển và tùy chỉnh để thay đổi màu sắc, độ sáng, hướng chiếu sáng và thời gian hoạt động tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng; giúp tạo ra sự linh hoạt trong việc sử dụng ánh sáng nhằm tạo ra không gian sống và làm việc theo mong muốn của người dùng.

1.2. Khái niệm hệ thống chiếu sáng thông minh trong nhà

  • Hệ thống chiếu sáng thông minh trong nhà là một hệ thống chiếu sáng được tích hợp công nghệ IoT; giúp người dùng có thể điều khiển ánh sáng thông qua smartphone hoặc giọng nói. Hệ thống này cho phép người dùng điều chỉnh màu sắc, độ sáng, lịch trình và các tính năng khác của ánh sáng trong nhà.
  • Hệ thống chiếu sáng thông minh trong nhà thường sử dụng các bóng đèn thông minh, công tắc thông minh, cảm biến và các thiết bị đầu cuối khác. Từ đó, người dùng có thể tự động điều chỉnh ánh sáng dựa trên môi trường, nhu cầu và sở thích của gia đình mình.
Hệ thống chiếu sáng thông minh trong nhà
Hệ thống chiếu sáng thông minh trong nhà

2. Các hệ thống chiếu sáng phổ biến 

2.1. Hệ thống chiếu sáng thông minh nhà ở

  • Hiện nay, hệ thống chiếu sáng thông minh đã được lắp đặt khá phổ biến tại các công trình như căn hộ, biệt thự, nhà phố, liền kê… giúp chủ nhà có thể kết nối và điều khiển thông qua smartphone.
  • Hệ thống chiếu sáng này bao gồm các mẫu đèn thông minh như đèn spotlight âm trần, đèn gắn tường, đèn ốp trần, đèn downlight… và một số các thiết bị thông minh như công tắc cảm ứng, cảm biến chuyển động…
  • Hệ thống này được ứng dụng trong các không gian như: phòng khách, phòng ngủ, phòng đọc sách, phòng bếp và nhà vệ sinh.
  • Bên cạnh đó, hệ thống này cũng được lắp đặt tại các không gian ngoài trời nhằm tạo điểm nhấn độc đáo và gia tăng hiệu ứng thị giác như sân vườn, hồ cá, khuôn viên chung…
Hệ thống chiếu sáng thông minh cho nhà ở
Hệ thống chiếu sáng thông minh cho nhà ở

2.2. Hệ thống chiếu sáng toà nhà

  • Hệ thống chiếu sáng toà nhà thông minh bao gồm các thiết bị thông minh và các ứng dụng thông minh được tích hợp với công nghệ để tạo ra một môi trường ánh sáng thông minh và tiết kiệm năng lượng cho toà nhà.
  • Hệ thống này cho phép người quản lý và cư dân của toà nhà điều chỉnh và kiểm soát ánh sáng trong toà nhà theo cách thông minh và linh hoạt nhất.
  • Các tính năng thông minh của hệ thống bao gồm điều chỉnh độ sáng tự động, điều chỉnh màu sắc ánh sáng, bật tắt đèn tự động, tạo lịch trình bật tắt đèn,…
Hệ thống chiếu sáng toà nhà
Hệ thống chiếu sáng toà nhà

2.3. Hệ thống đèn thông minh chiếu sáng nhà xưởng

  • Hệ thống đèn thông minh chiếu sáng nhà xưởng là một phần quan trọng trong các khu công nghiệp nhằm đảm bảo ánh sáng cần thiết cho các hoạt động sản xuất và làm việc an toàn trong các nhà xưởng và những khu vực công nghiệp khác.
  • Các loại đèn phổ biến được sử dụng trong hệ thống chiếu sáng nhà xưởng thường có công suất lớn và chỉ số hoàn màu cao; giúp mang đến ánh sáng chất lượng và an toàn tuyệt đối cho mắt của công nhân.
Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng
Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng

2.4. Hệ thống chiếu sáng trên ô tô

  • Hệ thống chiếu sáng trên ô tô bao gồm năm phần: hệ thống chiếu sáng phía trước, phía sau, hai bên và bên trong xe, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện an toàn và sự quan sát cho tài xế.
  • Hệ thống này có thể được phân chia thành ba loại chính, bao gồm chiếu sáng, tín hiệu và thông báo, tùy theo mục đích sử dụng của từng phần.
Hệ thống chiếu sáng trên ô tô
Hệ thống chiếu sáng trên ô tô

3. Các thiết bị nhà thông minh

Hệ thống chiếu sáng trong nhà thông minh bao gồm một số các thiết bị thông minh sau:

3.1. Các loại đèn chiếu sáng trong nhà

Một số các loại đèn LED thông minh chiếu sáng trong nhà phổ biến như:

  • Đèn LED spotlight
  • Đèn LED ốp trần
  • Đèn LED âm trần
  • Đèn LED downlight

3.2. Cảm biến thông minh

Một số mẫu cảm biến thông minh thường thấy như:

  • Cảm biến hồng ngoại
  • Cảm biến radar
  • Cảm biến hiện diện người
  • Cảm biến gắn trần
  • ….

Đặc biệt, khi tích hợp hệ thống smart lighting với nhà thông minh, người dùng có thể dễ dàng tạo các lịch trình chiếu sáng, tự động bật tắt đèn hay điều khiển đèn từ xa thông qua điện thoại hoặc giọng nói.  

4. Tính toàn và cách bố đèn chiếu sáng trong nhà

4.1. Tính toán chiếu sáng trong nhà

  • Tính toán chiếu sáng trong nhà là quá trình đánh giá và xác định số lượng các thiết bị cũng như cách cung cấp ánh sáng hiệu quả và thẩm mỹ trong một không gian cụ thể.
  • Việc tính toán bao gồm việc xác định loại đèn, độ sáng, màu sắc ánh sáng và vị trí lắp đặt để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của người sử dụng và mục đích sử dụng của không gian đó.
  • Trong quá trình tính toán chiếu sáng đảm bảo rằng ánh sáng được phân bố đều và phù hợp; tạo điều kiện thuận lợi cho công việc, nghỉ ngơi và thẩm mỹ.
Tính toán chiếu sáng trong nhà
Tính toán chiếu sáng trong nhà

4.2. Cách bố trí đèn hợp lý

Tuỳ vào từng không gian và mục đích sử dụng khác nhau và cách bố trí đèn sẽ khác nhau. Dưới đây là một số lưu ý khi bố trí đèn cho các không gian phổ biến:

Phòng khách

  • Để bố trí đèn hợp lý cho phòng khách, bạn có thể sử dụng đèn trần hoặc đèn treo làm ánh sáng chính, đèn bàn cho việc đọc hoặc làm việc, đèn góc để chiếu sáng các góc khuất, và đèn dự phòng cho các điểm nhấn.
  • Cân nhắc sử dụng đèn có thể điều chỉnh độ sáng hoặc màu sắc để tạo môi trường linh hoạt và thú vị.
Đèn LED gắn tường phòng khách chữ nhật
Bố trí đèn phòng khách

Phòng bếp và phòng ăn

  • Cách bố trí đèn hợp lý cho phòng bếp và phòng ăn là sử dụng đèn trần hoặc đèn treo để cung cấp ánh sáng chính, đèn gắn tủ hoặc đèn âm tủ cho việc làm bếp và đèn treo trên bàn ăn để tạo không gian ấm áp.
  • Khuyến nghị nên sử dụng đèn LED để tiết kiệm năng lượng và tạo ánh sáng tự nhiên giúp tạo môi trường thoải mái và tiện lợi cho việc nấu nướng và thưởng thức bữa ăn.
Bố trí đèn phòng bếp
Bố trí đèn phòng bếp

Phòng ngủ

  • Với phòng ngủ nên sử dụng đèn gắn trần hoặc đèn gắn tường làm ánh sáng chung cho toàn bộ không gian.
  • Đèn bàn ở bên cạnh giường hoặc trên bàn làm việc cung cấp ánh sáng tập trung cho việc đọc sách.
  • Đèn LED dây dọc viền tường có thể được sử dụng để tạo điểm nhấn và tạo không gian thẩm mỹ; từ đó tạo không gian thư giãn và thoải mái, nên sử dụng đèn có đèn màu ấm và có thể điều chỉnh độ sáng.
Lưu ý lắp đèn LED phòng ngủ hợp lý
Đèn LED phòng ngủ

5. Thiết kế chiếu sáng thông minh trong nhà

5.1. Nguyên tắc thiết kế

Khi thiết kế chiếu sáng trong nhà mọi người cần chú ý một số yếu tố sau:

  • Đáp ứng mục đích sử dụng: Xác định mục đích sử dụng của không gian (ví dụ: làm việc, nghỉ ngơi, nấu ăn) để lựa chọn loại đèn và mức độ chiếu sáng phù hợp.
  • Sử dụng đa dạng ánh sáng: Sử dụng các loại đèn khác nhau (đèn trần, đèn bàn, đèn góc) để tạo độ phong cách và đa dạng ánh sáng trong không gian.
  • Sử dụng đèn thay đổi nhiệt độ màu: Sử các mẫu đèn có khả năng chỉnh độ sáng để tùy chỉnh ánh sáng theo nhu cầu và tạo không gian linh hoạt.
  • Tiết kiệm năng lượng: Ưu tiên sử dụng đèn LED hoặc đèn tiết kiệm năng lượng để giảm tiêu thụ điện và bảo vệ môi trường.
  • Chú ý ánh sáng tạo điểm nhấn: Sử dụng ánh sáng để tạo điểm nhấn cho các bức tranh, vật trang trí hoặc vị trí đặc biệt trong không gian.
  • Phối hợp màu sắc: Kết hợp màu sắc ánh sáng với màu sắc của nội thất để tạo sự cân đối và thú vị.
  • Bảo vệ thị lực: Đảm bảo ánh sáng không gây chói hoặc gây căng thẳng cho mắt bằng cách sử dụng vật liệu che mắt và đèn mờ.
  • An toàn và thân thiện với người dùng: Đảm bảo rằng hệ thống chiếu sáng không gây nguy hiểm cho người sử dụng và tuân theo các quy định về an toàn.
Thiết kế chiếu sáng trong nhà thông minh
Thiết kế chiếu sáng trong nhà thông minh

5.2. 10 bước thiết kế hệ thống đèn trong nhà

Các bước thiết kế chiếu sáng trong nhà gồm:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu và yêu cầu chiếu sáng cho không gian.
  • Bước 2: Thu thập thông tin kiến trúc của không gian.
  • Bước 3: Lựa chọn những mẫu đèn phù hợp.
  • Bước 4: Thiết kế vị trí lắp đặt cho đèn.
  • Bước 5: Tính toán độ sáng cần thiết.
  • Bước 6: Lựa chọn các phụ kiện như bộ điều chỉnh độ sáng và công tắc.
  • Bước 7: Xác định màu sắc ánh sáng.
  • Bước 8: Tạo bản vẽ thiết kế chi tiết.
  • Bước 9: Lắp đặt hệ thống theo bản vẽ thiết kế.
  • Bước 10: Kiểm tra và điều chỉnh hệ thống chiếu sáng.

Lưu ý: Thiết kế chiếu sáng trong nhà là quá trình phức tạp và yêu cầu hiểu biết sâu về chuyên môn. Vì vậy, bạn có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia thiết kế chiếu sáng của Lumi để  được tư vấn phương án chiếu sáng phù hợp với không gian và nhu cầu sử dụng của gia đình bạn. 

Hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà thông minh đang được ứng dụng ngày một phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống và đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi một không gian khác nhau sẽ có những yêu cầu và mục đích chiếu sáng tương ứng. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp chiếu sáng thông minh dành riêng cho ngôi nhà của mình hãy liên hệ tới Lumi Lighting qua số hotline 0904 665 965 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

Để lại bình luận