Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách khắc phục ô nhiễm ánh sáng
Th3
Ô nhiễm ánh sáng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với sức khỏe con người mà còn làm mất cân bằng hệ sinh thái và gây lãng phí nguồn năng lượng. Vậy ô nhiễm ánh sáng là gì? Đâu là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm ánh sáng và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng Lumi Lighting tìm hiểu các thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây!
1. Ô nhiễm ánh sáng là gì?
Ô nhiễm ánh sáng (light pollution) là việc sử dụng ánh sáng không đúng mục đích, hay là việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo một cách quá mức, dẫn đến tình trạng người dùng cảm thấy khó chịu.
2. Các loại ô nhiễm ánh sáng
Có nhiều loại ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, cụ thể như:
- Ánh sáng xâm nhập (light trespass): Hiện tượng này xảy ra khi ánh sáng xâm chiếm vào địa phận của người khác mà người đó không hề mong muốn. Ví dụ như chiếu đèn qua nhà bên cạnh, dẫn đến hậu quả là ánh sáng mạnh làm hàng xóm bọi mất ngủ hoặc hạn chế tầm nhìn trong đêm.
- Ánh sáng chói (glare): Là sự đối lập giữa khoảng sáng và khoảng tối trong tầm nhìn. Nếu ánh sáng chói chiếu thẳng vào mắt người đi đường hoặc lái xe có thể dẫn đến mất tầm nhìn lên đến 1 giờ.
- Lạm dụng ánh sáng (over-illumination): Là việc sử dụng quá mức ánh sáng. Điển hình cho tình trạng này là việc lạm dụng ánh sáng ở Mỹ đã gây lãng phí khoảng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày.
- Ánh sáng lộn xộn (clutter): Là hiện tượng nhiều luồng sáng quá mức xuất hiện cùng một lúc gây mất tập trung cho mắt người. Loại ánh sáng này có thể bắt gặp nhiều trên đường phố.
- Ánh sáng chiếm dụng bầu trời (sky glow): Là loại ánh sáng thường xảy ra ở nơi có mật độ dân cư đông đúc và có nhiều quầng sáng, vầng sáng phát tán từ nhiều nguồn khác nhau và phản chiếu lên bầu trời.
3. Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Ô nhiễm ánh sáng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người, bao gồm:
- Gây ra các hiện tượng mệt mỏi, căng thẳng, làm xuất hiện các triệu chứng lo âu, suy giảm sinh lý,…. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm ánh sáng trong thời gian dài có thể gây rối loạn nhịp sinh học và là tác nhân gây ung thư.
- Làm lãng phí nguồn năng lượng bởi việc chiếu sáng chiếm đến ¼ năng lượng tiêu thụ trên thế giới và trong đó có từ 50% đến 90% ánh sáng không cần thiết ở các tòa nhà.
- Phá vỡ hệ sinh thái, làm rối loạn thói quen sinh học của các loài sinh vật, dẫn đến giảm thiểu số lượng loài và nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
4. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm ánh sáng
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm ánh sáng phát sinh trong quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất của con người, cụ thể:
- Quên tắt các đèn khi không sử dụng.
- Dùng quá nhiều đèn chiếu sáng trong cùng một khu vực.
- Lựa chọn sai chức năng đèn, dùng đèn có công suất và ánh sáng không hợp lý gây lãng phí năng lượng và chi phí.
- Bật đèn có độ sáng cao cả đêm cho những khu vực không cần thiết.
5. Thực trạng ô nhiễm ánh sáng ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê từ Tạp chí Science Advances, trên thế giới có đến 80% dân số phải sống trong tình trạng ô nhiễm ánh sáng, đặc biệt là tại châu Âu và Hoa Kỳ, 99% người dân phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ ô nhiễm ánh sáng. Hiện nay, ô nhiễm ánh sáng ở Việt Nam đang trở thành một vấn đề cấp thiết đặc biệt là ở khu vực các thành phố lớn.
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế và xã hội đã dẫn đến việc sử dụng ngày càng nhiều đèn chiếu sáng ở các thành phố và khu vực đô thị, gây ra sự ô nhiễm ánh sáng. Ánh sáng bị ô nhiễm xuất phát từ rất nhiều nguồn sáng như đèn giao thông, biển quảng cáo, các nhà hàng, quán bar, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhà máy, trung tâm thương mại,…
Tuy tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào thống kê chính thức số vụ tai nạn giao thông tại các khu đô thị do ô nhiễm ánh sáng nhưng ô nhiễm ánh sáng đã và đang gây ra những hậu quả không hề nhỏ đối với sức khỏe, đời sống và môi trường.
6. Cách khắc phục ô nhiễm ánh sáng
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm ánh sáng, cần thiết phải áp dụng các biện pháp như:
- Tắt các thiết bị đèn chiếu sáng khi không sử dụng.
- Sử dụng nguồn ánh sáng vừa đủ, phù hợp với nhu cầu.
- Sử dụng đèn LED tiết kiệm năng lượng và hạn chế sự phát tán ánh sáng không cần thiết vào không gian.
- Lựa chọn các mẫu đèn chiếu sáng có khả năng hẹn giờ, có thể điều chỉnh cường độ chiếu sáng linh hoạt và cho phép người dùng điều khiển từ xa như đèn chiếu sáng thông minh của Lumi Lighting.
Như vậy, qua bài viết trên, Lumi Lighting đã chia sẻ tới bạn đọc các thông tin cần thiết về ô nhiễm ánh sáng và cách khắc phục tình trạng ô nhiễm ánh sáng. Hy vọng rằng, qua các giải pháp trên, người dùng đã lựa chọn được cách khắc phục ô nhiễm ánh sáng một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Để được tư vấn và hỗ trợ lắp đặt các mẫu đèn giúp giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng, hãy liên hệ cho Lumi Lighting qua hotline 0904 665 965 để được giải đáp nhanh nhất!